Kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý như thế nào là hiệu quả

Khi ứng tuyển vị trí quản lý của bất kỳ công ty nào bạn chắc chắn phải có một CV hoàn hảo kèm theo đó là những sự chuẩn bị thật tốt khi bước vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý cần thiết giúp bạn trúng tuyển cao.

Khi bạn có kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý, bạn sẽ có một sự tự tin nhất định so với những ứng cử viên khác. Ở vị trí quản lý bạn phải vượt qua nhiều áp lực công việc, chính vì thế khi phỏng vấn những ứng cử viên ứng tuyển vị trí này các nhà tuyển dụng không chỉ đòi hỏi ứng viên có năng lực làm việc tốt mà còn xem xét vào các tiêu chí khác như: sự liên kết của bạn với nhân viên, khả năng nắm bắt tâm lý cũng như kỹ năng xử lý vấn đề của bạn. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn phỏng vấn vị trí quản lý thành công:

Luôn chuẩn bị những giải pháp cho một số tình huống thường gặp

Mỗi ứng viên đều có những điểm mạnh riêng và song song đó cũng tồn tại những yếu điểm khó tránh khỏi. Hơn nữa, bạn nên biết rằng chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không hề hỏi quá nhiều về những vấn đề mà nó được xem là thế mạnh của bạn, ngược lại họ sẽ xoáy sâu vào những yếu điểm mà bạn không muốn được đề cập. Đó là cách nhà tuyển dụng đánh giá được tầm nhìn và khả năng vượt qua giới hạn bản thân của bạn như thế nào?

Chính vì vậy, nếu đã chuẩn bị sẵn những câu trả lời thông minh giúp bạn tôn lên thế mạnh bản thân thì bên cạnh đó bạn cũng đừng quên chuẩn bị những giải pháp thích hợp cho một số những tình huống khó xử về điểm yếu khi trả lời phỏng vấn bạn nhé!

Thu thập và tìm hiểu những thông tin liên quan chi tiết

Bạn nên nhớ rằng, bạn không ứng tuyển vào vị trí một nhân viên văn phòng bình thường mà vị trí bạn ứng tuyển là một nhà quản lý. Với tư cách một nhà quản lý một bộ phận bất kỳ của công ty, bạn không thể đến xin việc với hành trang mang theo là những kiến thức mơ hồ và không rõ ràng về công ty. Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị cho mình những tài liệu liên quan đến thông tin công ty một cách chi tiết nhất trong vòng 3 đến 5 năm gần đây, để cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã thật sự quan tâm và tìm hiểu kỹ về công ty một cách cẩn thận như thế nào, điều đó sẽ khiến cho họ đánh giá bạn rất cao.

Chứng tỏ được bản lĩnh của một nhà quản lý thật sự

Bạn không nên để nhà tuyển dụng nhìn chằm chằm vào CV để đánh giá bản lĩnh của bạn, thay vào đó hãy kể cho họ nghe một câu chuyện thực tế. Câu chuyện đó, chính là những gì bạn đã trải qua, những công việc bạn đã từng làm, những khó khăn và cách bạn giải quyết vấn đề như thế nào. Thật tuyệt, nếu bạn tìm cách mắc xích những câu chuyện lại với nhau và tìm cách truyền tải những thông điệp cũng như chứng minh được năng lực của mình đối với nhà tuyển dụng. Hãy nhớ, đó là một câu chuyện không cần cảm động đi vào lòng người nhưng câu chuyện đó phải thể hiện được giá trị của bạn trong công việc bạn đã làm.

Khả năng thấu cảm và lắng nghe

Đó chính là hai kỹ năng cần có của một người có tố chất quản lý thực sự. Nếu bạn có đủ tất cả mọi sự hiểu biết và chuyên môn vững vàng nhưng lại thiếu đi sự thấu cảm và lắng nghe chân thành dành cho nhân viên thì có lẽ bạn không thật sự phù hợp với công việc này cho lắm. Bởi vì, một nhà quản lý không chỉ phải nắm bắt được tâm lý tình cảm của nhân viên mà hơn hết họ cần phải là người kết nối giúp các nhân viên gắn kết với nhau trong công việc để tạo thành một tập thể vững mạnh, và sự lắng nghe chân thành luôn cần thiết đối với một nhà quản lý.

Thái độ làm việc tích cực

Không một công ty nào mong muốn tuyển dụng nhân viên với vị trí cấp cao như một quản lý lại có thái độ làm viên không tốt, hay nói cách khác là thái độ làm việc không tích cực và chuyên nghiệp. Ngoài kinh nghiệm và kỹ năng, thì thái độ làm việc cũng được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để tạo nên một nhà quản lý đích thực. Sự tích cực trong thái độ làm việc sẽ giúp nhà quản lý trở thành một hình ảnh khuôn mẫu giúp cho những nhân viên cấp dưới noi theo và học hỏi tinh thần đó để làm việc hết mình hơn.

Hy vọng với một số kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này, bạn đã có thêm cho mình những góc nhìn toàn diện hơn về quá trình xin việc và  cách để có một buổi phỏng vấn thành công tốt đẹp.

Chúc bạn may mắn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *